Có 8 thói quen cần tránh trước khi đi ngủ để sức khỏe của chúng ta không bị gây hại.
1. Mặc áo lót
Một lời khuyên hữu ích cho các chị em trước khi đi ngủ là hãy cởi bỏ áo ngực ra. Bởi vì thói quen mặc áo lót khi đi ngủ có thể khiến chị em mắc bệnh ung thư vú.
Cụ thể là việc bạn “bọc” núi đôi của mình cả ngày trong chiếc áo lót sẽ khiến cho nhiệt độ của mô ngực và mức độ hormone prolactin (hormone có chức năng để kích thích tuyến sữa) tăng lên. Điều này khiến nguy cơ hình thành bệnh ung thư vú ở chị em tăng cao.
Bên cạnh đó, việc bạn mặc áo ngực quá chật khi đi ngủ có thể gây ra sự cản trở dòng chảy của dịch bạch huyết trong ngực. Dịch bạch huyết này có tác dụng thải độc tố ra khỏi ngực của bạn.
2. Tập thể dục, vận động mạnh
Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và giữ vóc dáng. Thế nhưng không phải tập thể dục lúc nào cũng là tốt.
Nhiều chị em quan niệm rằng việc tập thể dục trước khi ngủ ngoài việc giúp giữ sức khỏe, giữ vóc dáng mà còn giúp họ ngủ ngon hơn. Tuy nhiên thực tế không phải vậy. Việc bạn vận động mạnh, tập thể dục trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng đồng hồ sẽ gây kích thích các tế bào thần kinh, làm tăng nhiệt độ cơ thể, các cơ căng ra… Từ đó khiến bạn khó ngủ và trở nên mệt mỏi hơn. Do đó, tốt nhất bạn nên tránh tập thể dục vào thời điểm trước khi đi ngủ mà nên dành thời gian luyện tập vào buổi sáng sớm.
3. Không tháo bỏ đồ trang sức
Rất nhiều chị em có thói quen đeo đồ trang sức khi đi ngủ. Điều này thực sự không tốt cho sức khỏe. Bởi có nhiều món đồ trang sức vốn chỉ được làm từ những loại kim loại nếu sử dụng thường xuyên, lâu dài thì dẫn tới việc làn da bị lão hóa (oxy hóa).
Ngoài ra, một số đồ trang sức có thể gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình trao đổi chất của cơ thể. Từ đó có thể kéo theo toàn bộ cơ thể bị lão hóa.
4. Buộc tóc
Thói quen buộc tóc trước khi đi ngủ sẽ khiến chị em dễ mắc bệnh đau nửa đầu, ngủ không sâu và thường xuyên giật mình tỉnh giấc. Lý do là bởi việc buộc tóc sẽ ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu, làm cho lượng máu lên não không đủ.
5. Nằm ngửa để ngủ
Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng về bên phải, như vậy xương và cơ toàn thân ở vào trạng thái thả lỏng tự nhiên, dễ dàng đi vào giấc ngủ. Nằm ngửa nghĩa là xương và cơ toàn thân vẫn ở trạng thái căng thẳng, không có lợi cho việc loại bỏ mệt mỏi sau một ngày làm việc, còn rất dễ khiến bạn gặp ác mộng do cánh tay để lên ngực khi ngủ.
6. Uống nhiều nước
Caffeine hay rượu đều làm bạn khó ngủ, nhưng uống bất kỳ loại nước nào trong vòng 1 đến 2 tiếng trước khi đi ngủ sẽ làm bạn đi vệ sinh liên tục và làm gián đoạn giấc ngủ. Bạn cũng không nên để mình khát mà đi ngủ, vì có thể lúc nửa đêm bạn phải dậy để uống nước. Nên uống nước hợp lý trong ngày là tốt nhất.
7. Đọc những câu chuyện hay
Rất nhiều người thường làm điều này: đọc một cuốn tiểu thuyết thật hay và tự nhủ với bản thân: “Ồ chỉ còn một trang nữa thôi, ráng đọc cho hết”. Bất thình lình nhìn lên đồng hồ, đã 2h sáng rồi, và bạn nhớ rằng mình phải thức dậy lúc 6h. Các chuyên gia lý giải, việc đọc một cuốn sách hay, một bài luận hay hoặc một cuốn tiểu thuyết hay trước khi đi ngủ sẽ kích thích hưng phấn khiến bạn khó ngủ hơn. Nên khắc phục tình trạng này bằng cách tìm đọc những quyển sách nhàm chán khiến bạn dễ buồn ngủ hơn.
8. Cãi vã
Chắc hẳn bạn đã từng nghe câu “Đừng đi ngủ trong trạng thái bực bội”. Điều đó hoàn toàn chính xác. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng ngủ ngay sau khi cãi vã sẽ duy trì trạng thái đó của bạn cho đến khi bạn thức dậy. Sẽ có hại cho cơ thể chúng ta nếu ngủ trong trạng thái như thế. Đây là cơ chế phòng vệ. Vì vậy, bạn sẽ rất khó ngủ khi vừa xung đột với ai đó. Cách tốt nhất là giải quyết xung đột hoặc giải tỏa suy nghĩ tiêu cực trước khi lên giường đi ngủ.
Bí quyết để có giấc ngủ sâu
Giấc ngủ là một phương thuốc hữu hiệu đối với nhan sắc của nữ giới. Nó điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cho bộ não được nghỉ ngơi, loại trừ stress, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt. Trong khi ngủ, trái tim được giảm cường độ hoạt động, nhịp độ của hệ tuần hoàn ổn định hơn, huyết áp giảm…
Một không gian yên tĩnh và môi trường không khí trong lành trong phòng ngủ, đó là 2 yếu tố quan trọng hàng đầu. Ngoài ra, nệm ngủ cũng phải thích hợp với thể trạng và thói quen của từng người.
Bạn cũng chớ coi thường giấc ngủ trưa. Việc ngủ trưa không hề là biểu hiện của bệnh lười hay lãng phí mà hoàn toàn là một nhu cầu sinh lý tự nhiên, phù hợp với nhịp độ sinh học của cơ thể. Lý do là sau một buổi sáng làm việc, khả năng tư duy và thể lực của chúng ta sẽ giảm đi vào khoảng 13h và gần như rơi vào trạng thái trì trệ vào cuối giờ chiều. Do đó, một giấc ngủ ngắn sẽ giúp cơ thể loại bỏ phần nào các hoocmon gây stress, giúp cơ thể hồi phục lại bình thường về thể chất và tinh thần. Một giấc nghỉ trưa dài 60-90 phút có giá trị ngang bằng với giấc ngủ tối. Nhưng đừng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ tối bằng cách nghỉ trưa sớm và không kéo dài quá 90 phút.
Nhiều người khi mất ngủ thường tìm ngay đến các liều thuốc hỗ trợ. Nhưng đó rõ ràng không phải là một biện pháp tốt. Một giấc ngủ tự nhiên tốt hơn bất cứ giấc ngủ nào có sự hỗ trợ của thuốc. Sau khi dùng thuốc, bạn thường sẽ cảm thấy choáng váng và uể oải khi tỉnh dậy. Trong khi nếu thiếp đi một cách tự nhiên bạn sẽ tỉnh táo khi thức giấc.
Đừng ăn no trước khi ngủ và không uống cà phê vào buổi chiều. Cả thuốc lá và rượu đều có thể làm hỏng giấc ngủ của bạn. Hãy chuẩn bị tâm trạng trước khi ngủ. Càng thư giãn và bình thản thì càng ngủ ngon hơn. Tắt đèn, tắt nhạc và tivi vì chúng kích thức thị giác và thính giác gây mất tập trung. Những hoạt động yên tĩnh như đọc sách, yoga và thiền sẽ có tác dụng tốt cho giấc ngủ. Tập thể dục và cuối ngày sẽ góp phần tạo ra một đêm trắng. Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để rèn luyện thân thể.
Chamsocda24h.net (Tổng hợp)