Sữa mẹ
Không thể phủ nhận rằng sữa mẹ luôn là nguồn thực phẩm tốt nhất để phát triển thể chất cho trẻ nhỏ, đặc biệt là bé sơ sinh. Sữa mẹ có chứa các chất miễn dịch, có thể hỗ trợ ngăn chặn khi vi khuẩn, virus tấn công hệ miễn dịch của bé. Vì thế, người ta cho rằng bé sơ sinh bú mẹ nhiều sẽ ít bị bệnh hơn. Một điều đặc biệt mà ít người biết là sữa mẹ còn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa cảm lạnh cho bé.
2. Thực phẩm giàu vitamin A
Một nghiên cứu khoa học gần đây đã cho thấy thiếu vitamin A là một nhân tố lớn khiến trẻ dễ bị cảm lạnh. Thực phẩm giàu vitamin A là các loại rau, củ có màu đỏ, vàng như: cà rốt, rau dền, rau chân vịt, bí đỏ… và sữa, gan động vật.
3. Thực phẩm giàu chất kẽm
Kẽm được mệnh danh là “khắc tinh” của các loại virus. Vì vậy, khi thời tiết chuyển mùa hoặc trong mùa lạnh, bạn nên cho bé ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm để hỗ trợ cơ thể chống lại tác hại của virus gây cảm cúm. Thịt động vật, gia cầm và hải sản là những thực phẩm dồi dào hàm lượng kẽm. Ngoài ra, các loại đậu, hạt vỏ cứng và hạt mầm cũng chứa một lượng kẽm nhất định trong thành phần dinh dưỡng.
4. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có tác dụng thúc đẩy tổng hợp kháng thể một gián tiếp, qua đó tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể. Tất cả các loại trái cây tươi và rau lá màu xanh đậm đều có có thể coi là thực phầm cung cấp vitamin C rất tốt.
5. Thực phẩm giàu chất sắt
Nếu cơ thể bé bị thiếu chất sắt sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch và rất khó để ngăn ngừa được tác hại của virus cảm cúm thường xuất hiện trong mùa lạnh. Sữa, trứng, rau chân vịt, thịt động vật là thực phẩm có chứa hàm lượng chất sắt phong phú.
6. Mật ong
Các nhà nghiên cứu ở Đại học California cho biết mật ong không chỉ đáp ứng sở thích “hảo ngọt” của trẻ nhỏ mà còn có tác dụng làm tăng số lượng chất chống oxy trong máu. Các chất này có khả năng làm chậm quá trình phát bệnh và bảo vệ sức khỏe của con người. Vì thế, thêm một thìa mật ong nguyên chất vào một số món ăn của bé trong mùa lạnh là một cách làm khoa học, giúp bé có sức đề kháng tốt hơn. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên cho bé sử dụng mật ong khi con trên 1 tuổi nhé!
7. Hạt dẻ
Hạt dẻ chứa nhiều tinh bột, protein, chất béo và vitamin B. Không chỉ như vậy, một điều khiến khá nhiều người bất ngờ là hạt dẻ tươi còn chứa hàm lượng vitamin C phong phú, thậm chí còn nhiều hơn lượng vitamin có trong cà chua. Ăn hạt dẻ còn có tác dụng phòng chống bệnh loét miệng thường gặp trong mùa đông.
Tuy vậy, bạn cũng không nên cho bé ăn quá nhiều hạt dẻ bởi chất tinh bột trong hạt dẻ sẽ sản sinh ra quá nhiều calo, không có lợi cho việc kiểm soát cân nặng của bé. Tốt nhất bạn chỉ nên cho bé ăn vặt hạt dẻ giữa các bữa ăn chính hoặc chế biến để ăn kèm với thức ăn trong bữa ăn.
xem thêm : Chăm Sóc Mẹ và Bé