Tìm hiểu các loại sẹo thường gặp và cách phòng tránh

Không ai muốn  trên cơ thể mình có những vết sẹo, những vết sẹo đó ảnh hường rất lớn, nó sẽ làm bạn mất tự tin khi mang trên người vết sẹo không mong muốn, và bạn đang muốn trừ khử nó đi, nhưng lại không biết làm cách nào, để giúp bạn hiểu rõ hơn về việc này thì chăm sóc da 24h.net sẽ hướng dẫn cho bạn cách xử lý từng vết sẹo khác nhau.Vấn đề là bạn bị sẹo ở đâu, như thế nào. Đối với những vùng da khác nhau, cơ địa khác nhau thì có sẹo khác nhau. Da mỏng liền sẹo nhanh hơn so với da dày.

Theo các tài liệu, sẹo được hình thành khi lớp trung bì hoặc sâu hơn bị phá hủy. Độ lớn và mức độ tổn thương càng nhiều thì tính chất sẹo càng xấu và càng phức tạp. Cơ thể hình thành các sợi collagen mới thay thế vùng tổn thương và kết quả hình thành sẹo. Hầu hết sẹo có tính chất phẳng, màu nhạt, còn một chút tính chất của tổn thương ban đầu gây ra sẹo.   Tuy nhiên, trong trường hợp có thể sản xuất quá mức collagen, sẹo có thể nổi cao hoặc quá trình hình thành sẹo gây nên mất tổ chức đệm bên dưới mà sản xuất collagen không đáp ứng đầy đủ để tạo thành sẹo lõm.

Nếu không giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ thì các vết sẹo sẽ lâu khỏi hoặc lan rộng hơn. Một số yếu tố tác động xấu đến quá trình hình thành sẹo như vết thương quá lớn, nhiễm trùng lan rộng, dị vật trong tổn thương, sẹo ở vị trí chân dưới, vùng cùng cụt, những bệnh mạn tính như suy gan, thận, bệnh lý tuyến giáp, rối loạn nội tiết…

Đối với những tổn thương nhẹ như mụn trứng cá, vết đứt tay… thì miệng vết thương lành nhanh, phần da phải tái tạo không nhiều nên bạn chỉ cần vệ sinh tại chỗ sạch sẽ bằng nước muối natri clorid. Những vết thương hở, mất da thì bạn cần giữ cho thông thoáng và vệ sinh ngay từ khi bị thương. Có thể dùng nước đun sôi để nguội rửa sạch vết thương ban đầu, sau đó gội lại bằng nước muối hoặc cồn iốt loãng. Dùng gạc thấm khô vết thương rồi đến gặp bác sĩ xử lý. Thông thường bạn sẽ được chỉ định dùng kháng sinh đường ống và bôi tại chỗ để chống nhiễm trùng. Ngoài ra, khi vết thương bắt đầu se mặt, bạn có thể ép nước cốt nghệ tươi bôi trực tiếp lên khắp bề mặt vết thương. Khi vết thương đóng vảy, đặc biệt là lúc lên da non gây ngứa, không nên bóc vảy vết thương ra, kể cả lớp da non đã phủ kín miệng vết thương vì nếu vết thương bị tác động sớm cũng có thể gây nhiễm trùng, tăng nguy cơ vết sẹo lớn và lâu lành hơn.

Các vết sẹo thường gặp:

sẹo mụn

Sẹo mụn: Theo thuật ngữ đơn giản, sẹo mụn là di chứng khi các mô tế bào da của bạn bị hư hại hoặc tổn thương. Hoặc quá trình điều trị mụn không đúng cách sẽ để lại tác hại là làn da của chúng ta chằn chịt vết sẹo lõm. Có rất nhiều phương pháp điều trị từ đơn giản đến phức tạp, tuy nhiên bạn nên hiểu đúng cơ chế bị sẹo mụn và chọn giải pháp điều trị phù hợp nhất với cơ chế đó. Sẹo mụn là do sự mất mô tế bào, sự hủy hoại collagen trên da tạo ra những vết lõm. Vậy nguyên tắc đúng đắn của điều trị sẹo rỗ là làm thế nào kích thích phục hồi mô tế bào đã mất đi, chứ không phải là làm làn da phẳng phiu bằng cách bào mòn lớp tế bào bình thường của da ( như cách của thợ mộc bào gỗ ). Cà da hay siêu mài mòn không những không mang lại kết quả mà còn gây biến chứng nám hoặc tăng sắc tố tại vùng cà da.

sẹo lồi

* Sẹo lồi: Là những sẹo giống như khối u, làm ngứa ngáy. Thường do cơ địa sẹo lồi hoặc ảnh hưởng di truyền. Sau khi phẫu thuật, tỷ lệ tái phát cao. Ngoài ra, có một số người khác không thuộc tạng sẹo lồi nhưng khi vết thương hoặc vết mổ không được phẫu thuật tốt, bị sang chấn (chấn thương) nhiều hay bị nhiễm trùng mổ cũng bị sẹo lồi.

* Sẹo quá phát (sẹo phì, sẹo phì đại): Vết sẹo ngày càng giãn ra, to dần và đầy lên. Loại sẹo này thường xuất hiện ở một số nơi đặc biệt của cơ thể như vùng vai, trước ngực, trên rốn.

* Sẹo lõm: Dùng mỡ của cơ thể cấy ghép bên dưới hoặc chất cấy độn nhân tạo chích trực tiếp vào da, có thể sử dụng các chất như Acid Hyaluronic, Collagen để làm đầy vết sẹo lõm. Tia laser cũng đang được ứng dụng để làm đầy dẫn các sẹo lõm và làm thấp dần các sẹo lồi.

* Sẹo thâm: Bất kỳ sẹo nào cũng có thể bị thâm, do phản ứng thông thường của da, bề mặt da bị thương tổn, phản ứng tế bào sắc tố dưới ánh sáng mặt trời. Loại sẹo này sẽ mờ dần theo thời gian. Cần tránh ánh sáng mặt trời và dùng kem chống nắng khi đi ra ngoài. Bạn có thể dùng thuốc chống tạo sắc tố như: Leucodinine B hoặc Hydroquinol.

* Sẹo bỏng axit: Đặc điểm của bỏng là do axit là gây hoại tử đặc. Axit khiến da bị cháy nám lại thành khối mô cứng và thành sẹo, co kéo làm biến dạng các tổ chức lân cận. Tùy từng trường hợp có thể phẫu thuật một hoặc nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 đến 2 lần đến cách nhau khoảng 1 đến 2 tháng. Thời gian này cần thiết để các mạch máu nuôi dưỡng tổ chức thay thế mô sẹo được phát triển tốt, bảo đảm mảnh mô ghép hoặc chuyển đến không bị hoại tử về sau.

 * Sẹo bỏng: Dù là bỏng gì thì việc dùng nước đá ngâm trong phút đầu tiên đều có tác dụng co mạch giảm đau và giải tỏa nhiệt tức thì. Sau đó dùng nước đun sôi để nguội ngâm vết thương trên đường đưa đến bệnh viện xử lý. Dùng lòng trắng trứng phủ lên vết bỏng ngay lập tức cũng là cách xử lý ban đầu hiệu quả. Vết thương do bỏng nên giữ vệ sinh và thật thông thoáng. Bài thuốc nước cốt nghệ tươi bột lên vết thương có thể làm ngay từ những ngày đầu tiên sẽ kích thích qua trình tái tạo da nhanh chóng.

 * Cơ địa sẹo lồi: Do một lượng lớn mô liên kết tăng sinh và bị thoái hóa hialin, tạo thành các vết sẹo tăng trưởng quá mức, vượt quá phạm vi tổn hại vốn có. Ngay cả khi vết thương đã hoàn toàn lành, nhưng vết sẹo lớn khiến thân chủ mong muốn thay đổi thì cũng phải cân nhắc kỹ, vì đã bị sẹo lồi thì việc chỉnh sửa sẹo có thể tạo ra những cái sẹo lớn hơn ban đầu. Có thể dùng các loại thuốc xóa sẹo và kem làm sáng da để “bào mỏng” vết sẹo và biến màu đỏ tươi, tím đỏ hoặc hồng đậm của vết sẹo nhạt màu đi.

Thực phẩm và người bị sẹo

Những thức ăn nên dùng nhiều khi có sẹo: Lời khuyên đầu tiên mà các bác sĩ dành cho những ai đang cần tái tạo da là hãy ăn thật nhiều thịt. Đó chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể tự lấy lại sự cân bằng cho mình. Các loại rau củ đều có công dụng tốt với các vết thương đang lên da non như: rau ngót, các loại rau họ cải… Nghệ là món ăn được khuyến khích cho người đang cần tái tạo các tế bào, diếp cá cung cấp kháng sinh tự nhiên chống viêm và kháng khuẩn rất tốt…

Tìm hiểu các loại sẹo thường gặp và cách phòng tránh

Những thức ăn nên tránh da bị tổn thương: Cơm nếp, thịt gà, đồ cay nóng sẽ khiến vết thương mưng mủ, lâu lành, trứng có thể làm vết thương loang lổ như lang ben, rau muống tăng sinh tế bào gây lồi, hải sản dễ kích ưng gây ngứa ngáy, khó chịu, thịt bò gây co kéo da…

Nguồn:internet

Post Author: Admin